Bảo hiểm bắt buộc cho người nước ngoài

Bảo hiểm xã hội cho người nước ngoài hiện là vấn đề được nhiều bạn đọc quan tâm. Sau đây Nhất Nam xin tóm tắt những nội dung cơ bản nhất cần nắm rõ khi tiến hành các thủ tục bảo hiểm liên quan đến người lao động nước ngoài.

1. Hệ thống văn bản liên quan đến Bảo hiểm cho người nước ngoài

1.1. Bảo hiểm xã hội
Bảo hiểm xã hội cho người nước ngoài được thực thi theo Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 ban hành ngày 20/11/2014 và có hiệu lực đầy đủ từ ngày 01/01/2018.
Hướng dẫn Luật Bảo hiểm xã hội hiện có các văn bản chi tiết sau:

-Nghị định số 143/2018/NĐ-CP ban hành ngày 15/10/2018, với đa số nội dung có hiệu lực thi hành từ ngày 01/12/2018; hiệu lực đầy đủ từ 01/01/2020. Đây cũng là nghị định hướng dẫn chi tiết, mới nhất về bảo hiểm xã hội cho người nước ngoài;
-Nghị định 115/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về Bảo hiểm xã hội bắt buộc;
-Luật số 84/2015/QH13 về an toàn lao động ban hành ngày 25/06/2015.
1.2. Bảo hiểm y tế
Bảo hiểm y tế cho người nước ngoài được thực thi theo Luật Bảo hiểm y tế ngày 14/11/2008, được sửa đổi bổ sung một số điều theo Luật bảo hiểm y tế ngày 13/06/2014
Hướng dẫn Luật bảo hiểm y tế hiện có các văn bản chi tiết sau:
-Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ban hành ngày 17/10/2018 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/12/2018
-Nghị định số 105/2014/NĐ-CP ban hành ngày 15/11/2014 và hết hiệu lực ngày 30/11/2018
1.3. Bảo hiểm thất nghiệp

Bảo hiểm thất nghiệp được thực thi theo Luật Việc làm số 38/2013/QH13 ban hành ngày 16/11/2013. Trong Luật Việc làm, tại khoản 1 điều 3 có quy định người lao động trong Luật được hiểu là :
Người lao động là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động và nhu cầu việc làm

=>Người nước ngoài (lao động nước ngoài) không bị điều chỉnh bởi Luật này

2. Người nước ngoài phải tham gia Bảo hiểm bắt buộc trong trường hợp:
Là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam và đáp ứng các tiêu chí sau:
-Có Giấy phép lao động hoặc có Chứng chỉ hành nghề hoặc Giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp;
-Có Hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc có thời hạn từ đủ 1 năm trở lên ký với người sử dụng lao động tại Việt Nam.
(Trừ các trường hợp: 
-Người lao động nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia và lao động kỹ thuật của một doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại trên lãnh thổ Việt Nam, di chuyển tạm thời trong nội bộ doanh nghiệp sang hiện diện thương mại trên lãnh thổ Việt Nam và đã được doanh nghiệp nước ngoài tuyển dụng trước đó ít nhất 12 tháng - Theo khoản 1 điều 3 nghị định 11/2016/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết một số điều của bộ Luật lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam
-Người lao động đã đủ tuổi nghỉ hưu: Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi theo quy định)

3. Chế độ Bảo hiểm bắt buộc đối với lao động nước ngoài và người sử dụng lao động nước ngoài
3.1. Mức lương đóng bảo hiểm

Mức đóng bảo hiểm bắt buộc đối với người nước ngoài (lao động nước ngoài) căn cứ theo mức tiền lương, tiền công quy định trong Hợp đồng lao động.
Từ ngày 01/01/2018, mức tiền lương để tính các khoản bảo hiểm bắt buộc là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác thỏa thuận trong Hợp đồng lao động.
Mức lương để tính tham gia Bảo hiểm bắt buộc không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng và không được cao hơn 20 lần tháng lương cơ sở. Đối với lao động đã qua học nghề thì tiền lương đóng Bảo hiểm bắt buộc phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng; nếu làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì cộng thêm 5%



      Vùng             
      Mức lương tối thiểu vùng năm 2018 Mức lương tối thiểu vùng 2019
Vùng 1 3.980.000 đồng/tháng 4.180.000 đồng/tháng
Vùng 2 3.530.000 đồng/tháng 3.710.000 đồng/tháng
Vùng 3 3.090.000 đồng/tháng 3.250.000 đồng/tháng
Vùng 4 2.760.000 đồng/tháng 2.920.000 đồng/tháng

Như vậy, tiền lương để tính đóng các khoản Bảo hiểm bắt buộc được dựa trên Hợp đồng lao động giữa Người lao động nước ngoài và Người sử dụng lao động, tuy nhiên, có quy định cụ thể sàn và trần của mức lương này như sau:

Mức tối thiểu

Tiền lương đóng BHBB

Mức tối đa

Mức lương tối thiểu vùng +
Tỷ lệ % nếu có (7% hoặc 7%+5%)
Tiền lương thỏa thuận trên HĐLĐ     20 lần tiền lương cơ sở (20x1.390.000)

Ví dụ 1:
Năm 2018, Mr Shota là người Nhật có giấy phép lao động và ký hợp đồng lao động không thời hạn với công ty Nhất Nam với mức lương hàng tháng là 80.000.000 đồng/tháng cho vị trí chuyên viên kế toán. Như vậy, ông A đủ điều kiện để đóng BHBB tại Việt Nam. Ông A sẽ đóng Bảo hiểm bắt buộc với mức là bao nhiêu?
Trả lời: Ông Shota sẽ đóng Bảo hiểm trên cơ sở mức tiền lương là 20 x 1.390.000 = 27.800.000 đồng (Do 80 triệu > 20 lần mức lương cơ sở nên ông Shota chỉ được đóng tối đa = 20 lần mức lương cơ sở)
Ví dụ 2:
Ông Han là người chuyên gia người Hàn Quốc, ký hợp đồng lao động 2 năm với công ty Nhất Nam. Mức lương thỏa thuận trên hợp đồng của ông là 25.000.000 đồng/tháng. Vậy tiền lương ông đóng bảo hiểm sẽ trên căn cứ nào?
Trả lời: Ông Han sẽ được đóng Bảo hiểm trên mức tiền lương là 25.000.000 đồng/tháng = Lương thỏa thuận trên HĐLĐ
 
3.2. Tỷ lệ % tham gia Bảo hiểm bắt buộc đối với lao động là người nước ngoài


TT Chế độ Trước 01/12/2018 01/12/2018-31/12/2019 Từ 01/01/2020
Người lao động Doanh nghiệp Người lao động Doanh nghiệp Người lao động Doanh nghiệp
A Bảo hiểm xã hội - - - 3.5% 8.0% 17.5%
1 Ốm đau, thai sản - - - 3.0% - 3.0%
2 Tai nạn lao động, BNN - - - 0.5% - 0.5%
3 Hưu trí, tử tuất - - - - 8.0% 14%
B Bảo hiểm y tế 1.5% 3% 1.5% 3.0% 1.5% 3%
C Bảo hiểm thất nghiệp - - - - - -
=> TỔNG CỘNG 1.5% 3.0% 1.5% 6.5% 9.5% 20.5%
  TỔNG SỐ NỘP CHO BHBB 4.5% 8.0% 30%

Ví dụ 02: Mức đóng bảo hiểm bắt buộc của Mr Han sẽ như sau
 Tháng 11/2018
- Tổng số tiền BHBB mà Mr Han phải đóng: 25.000.000 x 1.5% = 375.000
- Công ty Nhất Nam đóng cho cho Mr Han: 25.000.000 x 3% = 750.000
=> Tổng số tiền BHBB cần nộp cho cơ quan Bảo hiểm: 1.125.000 đồng
Tháng 12/2018
-Tổng số tiền BHBB mà Mr Han phải đóng: 25.000.000 x 1.5% = 375.000
-Công ty Nhất Nam đóng cho Mr Han: 25.000.000 x 6.5% = 1.625.000
=>Tổng số tiền Nhất Nam đóng cho cơ quan Bảo hiểm: 2.000.000
....
Tháng 01/2020
-Tổng số tiền BHBB mà Mr Han phải đóng: 25.000.000 x 9.5%
=2.375.000
-Công ty Nhất Nam đóng cho Mr H
an: 25.000.000 x 20.5%=5.125.000
=>Tổng số tiền Nhất Nam đóng cho cơ quan Bảo hiểm: 7.500.000
4.Về thủ tục báo tăng Bảo hiểm cho lao động nước ngoài
Lao động là người nước ngoài khi tham gia BHYT lần đầu thực hiện kê khai trên mẫu D02-TS báo tăng lao động. Trước 12/2018, phần tăng cho đối tượng chỉ tham gia BHYT (4.5%) theo mức lương cơ bản ghi trên hợp đồng lao động; từ 12/2018, thực hiện tăng theo tỷ lệ Nhất Nam đã nêu ra ở phần trên.
Nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu theo danh mục được thông báo trên web của cơ quan BHXH tỉnh/thành phố nơi địa bàn công ty hoạt động.

Trên đây là những nội dung cơ bản về mức đóng Bảo hiểm bắt buộc cho người lao động nước ngoài. Kế toán Nhất Nam trân trọng gửi tới các bạn và chúc các bạn luôn thành công trong công việc!