Luật kế toán mới sửa đổi một số điều góp phần nâng cao hiệu quả và chất lượng kế toán dựa trên nguyên tắc công khai, minh bạch trong toàn xã hội với mục tiêu tăng cường hiệu quả quản lý, giám sát chặt chẽ và liên hệ mật thiết từ người dân đến các doanh nghiệp và nhà nước. Bắt đầu từ ngày 01-01-2017, Luật kế toán số 88/2015/QH13 được ban hành ngày 20-11-2015 thay thế luật Kế toán số 03/2003/QH11 chính thức có hiệu lực. Luật kế toán số 88/2015/QH13 gồm 6 chương với 74 điều. Sau đây là một số điểm mới của Luật kế toán 2015.
Minh họa: Luật kế toán
Tại khoản 1, Điều 6 của Luật kế toán 2015 nêu rõ: “Giá trị tài sản và nợ phải trả được ghi nhận ban đầu theo giá trị gốc. Sau đó, đối với một số loại tài sản hoặc nợ phải trả mà giá trị biến động thường xuyên theo giá thị trường và giá trị của chúng tại thời điểm cuối kỳ lập báo cáo tài chính có thể xác định lại một cách đáng tin cậy thì được ghi nhận theo nguyên tắc hợp lý”. Việc bổ sung nguyên tắc “giá trị hợp lý” giúp cho công tác xác định giá trị tài sản, nợ phải trả tại thời điểm lập báo cáo tài chính đảm bảo tính chính xác hơn hiện nay vẫn còn quy định tính giá gốc theo Luật kế toán 2003. Cũng tại luật này giao cho Bộ Tài Chính quy định cụ thể các loại tài sản và nợ phải trả được ghi nhận và đánh giá lại theo “giá trị hợp lý”, phương pháp kế toán ghi nhận theo quy tắc.
Minh họa: Luật kế toán
Những quy định, hướng dẫn về nguyên tắc, nội dung áp dụng các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp đối với người làm kế toán, kế toán viên hành nghề, doanh nghiệp và hộ kinh doanh dịch vụ kế toán được quy định tại Điều 7 của Luật. Với các quy định mới về chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán góp phần đảm bảo tính tuân thủ khi hành nghề kế toán của người làm kế toán, kinh doanh dịch vụ kế toán. Luật cũng giao Bộ Tài Chính quy định chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán trên cơ sở chuẩn mực quốc tế phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam.
Nghị định số 129/2004/NĐ-CP hướng dẫn thực thi một số điều của Luật Kế toán năm 2003 quy tắc chỉ các báo cáo tài chính tổng hợp, báo cáo tài chính hợp nhất hoặc dùng để công khai có số liệu báo cáo trên 9 chữ số thì được lựa chọn sử dụng đơn vị tiền tệ rút gọn là nghìn đồng hoặc tiền triệu.
Điều 10 Luật kế toán năm 2015 khi lập hoặc công khai báo cáo tài chính cho phép đơn vị kế toán được làm tròn số, sử dụng đơn vị tính rút gọn. Tuy nhiên, trong bộ luật quy định này không nói rõ liệu tất cả các loại báo cáo tài chính được phép sử dụng đơn vị tiền tệ rút gọn hay tại Nghị định 129/2004/NĐ-CP mới được phép chỉ một số loại báo cáo tài chính như quy định.
Xem thêm: Khái niệm luật quản lý thuế