Tăng cường kiểm tra, thanh tra thuế

Ngày 08/11, Thủ tướng chính phủ Nguyễn Xuân Phúc ban hành chỉ thị số 31/CT-TTg về việc việc tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong việc chấp hành Ngân sách Nhà nước. Sau đây, kế toán Nhất Nam xin gửi đến các Doanh nghiệp nội dung tóm tắt của Chỉ thị và những tác động của chỉ thị đến Doanh nghiệp trong thời gian gần.
Toàn văn của chỉ thị
Theo đó, Thủ tưởng yêu cầu Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan tiến hành 
- Khẩn trương xử lý các khoản tạm thu, tạm giữ, các khoản thuế đã kê khai nhưng chậm nộp và các khoản thuế ẩn lậu; 
- Tăng cường kiểm tra thuế, kiểm tra sau thông quan, tập trung vào các doanh nghiệp, lĩnh vực, mặt hàng trọng điểm có độ rủi ro cao, nâng tỷ lệ doanh nghiệp được thanh tra, kiểm tra thuế; 
- Xử lý kịp thời các trường hợp kê khai không đúng, gian lận thuế, trốn thuế, chuyển giá; 
- Tập trung xử lý, thu hồi nợ đọng thuế, giao chỉ tiêu thu nợ cụ thể và đôn đốc, kiểm tra tình hình thực hiện cho từng Cục Thuế và Hải quan địa phương, hạn chế phát sinh nợ thuế mới; 
- Nghiêm cấm thu sai quy định của luật thuế và các quy định pháp luật liên quan; giữ lại nguồn thu của ngân sách sai chế độ. 
Đồng thời, Thủ tướng cũng chỉ đạo các bộ, cơ quan trung ương, địa phương tăng cường kiểm soát nợ công, nợ chính phủ, nợ nước ngoài của quốc gia, nợ của chính quyền địa phương, bố trí nguồn trả nợ đúng hạn.
Căn cứ vào chỉ thỉ nêu trên, các Cơ quan quản lý thu Ngân sách đang có những động thái mạnh mẽ để đảm bảo việc tránh thất thu cũng như tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát đối với NNT. Cụ thể, trong những ngày gần đây, chúng ta có thể thấy các nội dung sau đã được triển khai đồng loạt, phối hợp chặt chẽ giữa các CQ quản lý thu như: Bảo Hiểm xã hội, Cơ quan thuế, Công đoàn các cấp...
1. Về phía Cơ quan thuế
-Tăng cường hệ thống kiểm tra và thông báo tự động về các chênh lệch giữa số liệu của NNT với dữ liệu trên hệ thống theo dõi thu NSNN
-Tăng cường việc kiểm tra, quản lý các địa điểm trụ sở kinh doanh của đơn vị thành lập nhưng chưa có doanh số; doanh nghiệp không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ kê khai thuế
-Phối hợp với Cơ quan BHXH trong việc đối chiếu, rà soát lao động tại các Doanh nghiệp
-Thông báo tình hình nợ đọng NSNN thường xuyên theo kỳ
-Tiến hành rà soát các đơn vị trên từng địa bàn để đảm bảo không bỏ sót các đơn vị có rủi ro; đồng thời tăng cường công tác thanh tra/kiểm tra tại các đơn vị dưới nhiều hình thưc: Kiểm tra tại trụ sở, kiểm tra hồ sơ tại Cơ quan thuế, kiểm tra theo chuyên đề cụ thể...
2. Về phía Cơ quan Bảo hiểm
-Thông báo thường xuyên tới các đơn vị về tình hình nợ đọng bảo hiểm theo tháng
-Đối chiếu dữ liệu và đề nghị các Doanh nghiệp giải trình về tình trạng chênh lệch giữa số lao động trên tờ khai Quyết toán thuế với số liệu đã kê khai với Cơ quan Bảo hiểm
-Phối hợp các cơ quan khác thành lập đoàn liên ngành để tiến hành thanh/kiểm tra các đơn vị có rủi ro;
-Tăng cường rà soát các trường hợp hưởng chế độ bảo hiểm (thai sản, ốm đau...) tiềm ẩn rủi ro về thất thoát ngân sách...

Việc phối hợp và thông tin giữa Cơ quan chức năng với Doanh nghiệp được thực hiện qua nhiều hình thức như: emai, điện thoại, gửi thông báo theo đường bưu điện...Trên tình hình đó, Kế toán Nhất Nam mong muốn Doanh nghiệp và kế toán các Doanh nghiệp nhanh chóng hoàn thiện và rà soát các hồ sơ, các hóa đơn chứng từ kế toán để đảm bảo việc tự khai nộp cũng như thực hiện chế độ kế toán, pháp luật thuế đảm bảo theo đúng quy định của Nhà nước.
Kế toán Nhất Nam cung cấp dịch vụ rà soát, hoàn thiện sổ sách kế toán và chịu trách nhiệm giải trình số liệu khi thanh, quyết toán thuế tại Doanh nghiệp. Trường hợp, nhân viên kế toán của DN chưa có điều kiện hoặc còn nhiều sơ suất trong quá trình rà soát và hoàn thiện lại, Doanh nghiệp vui lòng liên hệ với Công ty TNHH dịch vụ kế toán và thuế Nhất Nam để được hỗ trợ:
-Công ty TNHH dịch vụ kế toán và thuế Nhất Nam
-Hotline: 0981 60 60 26
-Email:Taxnhatnam@gmail.com
-VPDD: Phòng 2117 tòa CT2C KĐT Nghĩa Đô, ngõ 106 Hoàng Quốc Việt, Hà Nội