Thuế Nhập Khẩu Giày Dép Vào Việt Nam

Thủ tục thuế nhập khẩu giày dép vào Việt Nam có đơn giản và tiết kiệm được thời gian chi tiết không? Hãy liên hệ đến kế toán Nhất Nam để được tư vấn và hướng dẫn chi tiết.

Thuế Nhập Khẩu Giày Dép vào Việt Nam
Minh họa: Thuế Nhập Khẩu Giày Dép Vào Việt Nam

Thuế nhập khẩu quần áo, túi xách, giày dép

Trước hết bạn đọc phải xác định được mã HS của mặt hàng đó, để biết được thuế suất thuế nhập khẩu của một mặt hàng. Bạn đọc phải căn cứ vào tính chất, cấu tạo hàng hóa để xác định mã HS chi tiết theo đúng quy định phù hợp với thực tế hàng hóa, mà công ty nhập khẩu và áp dụng 06 quy tắc phân loại về việc ban hành danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam tại phụ lục II ban hành kèm theo thông tư số 156/2011/TT-BTC ngày 14/11/2011 của Bộ tài chính. Chúng tôi sẽ tìm hiểu cơ sở để trả lời cụ thể, chi tiết mã HS cho từng mặt hàng và cung cấp đủ thông tin chi tiết về tính chất, cấu tạo của từng mặt hàng nếu quý khách hàng có thắc mắc.

Bạn đọc có thể tham khảo các mặt hàng của chương 64 “Giày, dép, ghệt và các sản phẩm tương tự với mặt hàng “giày dép”, ban hành kèm theo thông tư số 156/2011/TT-BTC ngày 14/11/2011 của Bộ tài chính với các bộ phận của các sản phẩm trên” tại danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam.

Thuế Nhập Khẩu Giày Dép vào Việt Nam

Để biết được thuế nhập khẩu giày dép vào Việt Nam của các mặt hàng trên bạn đọc có thể tham khảo thông tư số 193/2012/TT-BTC ngày 15/11/2012 của Bộ tài chính kèm theo biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo danh mục mặt hàng chịu thuế ban hành. Thông thường thì các mặt hàng túi xách có thuế suất thuế nhập khẩu là 25%, các mặt hàng quần áo có thuế suất thuế nhập khẩu là 20%, các mặt hàng mỹ phẩm có thuế suất thuế nhập khẩu từ 10 – 22% tùy loại và các mặt hàng giày dép có thuế suất thuế nhập khẩu là 30%.

Tham khảo thêm: Thuế Nhập Khẩu Xăng Dầu Hiện Nay

 

Thuế suất giày dép của Việt Nam nhập khẩu vào EU giảm 10%

Thuế suất các mặt hàng giày dép của Việt Nam nhập khẩu vào EU theo quy định mới về ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP), sẽ giảm từ 13 -14% xuống 3 - 4%.

Để phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ, sản xuất nguồn nguyên phụ liệu cho ngành da giày, Bộ công thương yêu cầu các doanh nghiệp trong ngành cần có chính sách đầu tư dài hơi hơn nhằm tăng năng lực cạnh tranh và giảm tình trạng chỉ gia công cho các thương hiệu lớn của nước ngoài.

Giầy dép vẫn là sản phẩm chủ lực của ngành trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cũng cần quan tâm đến việc tạo dựng thương hiệu, phục vụ thị trường mới và giành lại thị phần ngay tại thị trường nội địa.

Theo Bộ công thương, từ quý 4/2013 nhưng sản xuất chưa tăng tương ứng số lượng các đơn hàng xuất khẩu giày dép đã tăng mạnh. Theo báo cáo của Bộ so với cùng kỳ năm trước, sản lượng giầy, dép da trong tháng 1 ước đạt 18,7 triệu đôi, giảm 8,7%.

Trong năm nay khi có những ưu đãi về chính sách thuế nhập khẩu giày dép vào Việt Nam, các nhà phân tích đánh giá ngành xuất khẩu giày da có tiềm năng tăng trưởng cao và duy trì được lợi thế về nguồn nhân công giá rẻ.