Hoá đơn, chứng từ, sổ sách kế toán là căn cứ để quyết toán khi có quyết định của cơ quan quản lý thuế. Vì vậy, hết một năm tài chính có rất nhiều loại sổ sách, chứng từ mà kế toán cần phải tổng hợp lại, để lưu trữ cũng như dùng cho các hoạt động thanh, kiểm tra sau này trước chi cục Thuế. Vậy sổ sách kế toán bao gồm những gì? Chúng ta cùng Kế Toán Nhất Nam tìm hiểu qua bài viết này nhé.
Có 2 loại sổ sách kế toán, đó là Sổ sách kế toán tổng hợp và Sổ sách kế toán chi tiết, cụ thể:
Minh họa: Sổ Sách kế toán gồm những gì?
1. Sổ sách kế toán tổng hợp gồm:
– Sổ nhật ký chung:
Sổ nhật ký chung là sổ phản ánh đầy đủ tất cả các nghiệp vụ kế toán phát sinh trong năm tài chính.
– Sổ cái
Sổ cái là sổ dùng để ghi chép các nghiệp vụ kế toán phát sinh trong từng kỳ, theo một niên độ kế toán với các tài khoản có mặt trên bảng cân đối phát sinh. Dựa vào bảng cân đối phát sinh, có bao nhiêu tài khoản tổng hợp thì in bấy nhiêu sổ cái. Kể cả sổ cái đó, không có phát sinh trong kỳ mà chỉ có dư Nợ đầu kỳ và dư Có đầu kỳ.
Phân loại sổ cái:
Là loại sổ bìa xanh chuyên dùng
In toàn bộ sổ cái của từng tháng một, từ tháng 1 đến tháng 12 đủ các đầu TK từ loại 01 – đến TK loại 09
2. Sổ kế toán chi tiết gồm:
Sổ kế toán chi tiết dùng để ghi chép các nghiệp vụ kế toán cần chi tiết theo yêu cầu quản lý.
Ví dụ như:
TK 511: doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong đó có các sổ chi tiết bao gồm:
+ TK 5111: doanh thu bán hàng;
+ TK 5112: Doanh thu bán thành phẩm;
+ TK5113: Doanh thu cung cấp dịch vụ.
Do đó, khi in sổ kế toán chi tiết, kế toán lưu ý không in sổ tài khoản 511 nữa mà thay vào đó in sổ tài khoản 5111, tài khoản 5112, tài khoản 5113
Các loại chứng từ thu chi và khai báo thuế
* Hồ sơ bao gồm:
– Báo cáo thuế theo từng tháng, quý
– Bảng kê phụ lục Mua/Bán hàng tháng, quý
– Giấy xác nhận nộp tờ khai qua mạng của tổng cục thuế
– Báo cáo sử dụng hóa đơn trong doanh nghiệp
– Các loại phiếu ChiThuHạch Toán Công Nợ
– Giấy thông báo phát hành hóa đơn cho doanh nghiệp
– Kết quả tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của từng tháng
Bảng tổng hợp công nợ
– Bìa ngoài màu xanh chuyên dùng
– Bảng tổng hợp công nợ bao gồm:
+ Phải in từ tháng 01 đến tháng 12 và in thành 2 bản , 1 bản kẹp cùng với chứng từ ThuChi , 1 bản để phục vụ cho công tác kiểm tra của cán bộ thuế.
+ Có thể in bảng tổng hợp công nợ 12 tháng thành 01 cuốn
– Sổ chi tiết công nợ:
+ Phải in từ tháng 01 đến tháng 12
+ Có thể in sổ chi tiết công nợ 12 tháng thành 01 cuốn
3. Các báo cáo chi tiết gồm
– Báo cáo tổng hợp nhập – xuất – tồn kho nguyên vật liệu, hàng hoá
– Báo cáo công nợ cần phải thu của khách hàng
– Báo cáo công nợ cần phải trả cho nhà cung cấp
– Báo cáo tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh
– Báo cáo lưu chuyển tiền tệ – phải phản ánh được tồn quỹ hàng ngày.
– Bảng phân bổ tài sản, dụng cụ
– Bảng phân bổ khấu hao tài sản cố định
– Bảng chi tiết giá thành( đối với công ty sản xuất và xây dựng)