Trong mỗi doanh nghiệp, bộ phận kế toán luôn đóng vai trò quan trọng. Tổng hợp toàn bộ số liệu cũng như theo dõi và quản lý toàn bộ các số liệu chính là công việc của kế toán. Doanh nghiệp cần phải có thêm các bộ phận kế toán khác nhau để làm được điều đó, như kế toán công nợ, bán hàng,… trước khi tổng kết lại cho kế toán tổng hợp, mỗi bộ phận sẽ đảm nhiệm các nhiệm vụ, công việc riêng của mình. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu công việc của kế toán thanh toán trong doanh nghiệp bao gồm những gì qua thông tin được chúng tôi chia sẻ qua bài viết dưới đây nhé!
‘
Minh họa: Kế toán thanh toán là gì?
Kế toán thanh toán được khái quát là thực hiện việc lập các chứng từ thu, chi. Liên quan đến việc sử dụng dòng tiền để thanh toán các đối tượng bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Đồng thời trực tiếp theo dõi, quản lý, hạch toán kế toán các giao dịch, các nghiệp vụ kinh tế, tài chính.
Nhiều người cho rằng kế toán thanh toán và kế toán công nợ về nội dung và cách thức theo dõi quản lý là một nhưng trong thực tế kế toán thanh toán có nghĩa là làm việc độc lập các chứng từ thu, chi trong công ty khi có các nhu cầu cần thanh toán bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản còn kế toán công nợ là việc theo dõi các khoản công nợ gồm khách hàng nội bộ và các loại khác… tuy nhiên 2 bộ phận kế toán này có kết nối mật thiết với nhau.
Minh họa: Kế toán thanh toán là gì?
– Thực hiện quản lý, theo dõi các khoản thu trong doanh nghiệp:
+ Hàng ngày thu tiền của thu ngân, thu hồi công nợ phải thu đối với khách hàng. Trực tiếp thu tiền của các đối tượng bên trong và bên ngoài DN như: thu tiền góp vốn của cổ đông.
+ Theo dõi và có trách nhiệm đôn đốc các khoản phải thu của các cổ đông. (Đã cam kết góp nhưng chưa góp), nhân viên thu ngân, khách hàng.
+ Theo dõi tiền gửi Ngân hàng.
+ Quản lý các nghiệp vụ kế toán liên quan đến thu, chi dòng tiền.
– Thực hiện quản lý, theo dõi các khoản chi trong DN:
+ Thường xuyên lập kế hoạch, vạch ra chiến lược về việc thanh toán các khoản công nợ với nhà cung cấp.
+ Thay mặt doanh nghiệp thực hiện nghiệp vụ thanh toán bằng tiền mặt. Và lập phiếu thanh toán (phiếu chi, giấy báo nợ của Ngân hàng,…). Hoặc bằng tiền gửi Ngân hàng cho các nhà cung cấp từ khâu đối chiếu công nợ, nhận hóa đơn cho đến xem xét phiếu đề nghị thanh toán.
+ Thanh toán các khoản chi nội bộ như:
Thanh toán tạm ứng, thanh toán lương, thưởng và các khoản phụ cấp cho người lao động.
– Theo dõi, quản lý chung về quỹ tiền mặt:
Lập các báo cáo tồn quỹ cuối mỗi kỳ kế toán. Sát sao với thủ quỹ để thu, chi theo đúng quy định cũng như theo dõi.
Công việc của kế toán thanh toán phải được kết hợp với các bộ phận kế toán chi tiết khác thì mới hoàn thiện tốt công tác kế toán trong doanh nghiệp.