Hotline hỗ trợ:

0981 60 60 26

Theo dõi đơn:

Đăng nhập app MISA

Tiêu Chuẩn Về Kế Toán Tài Sản Cố Định

Đối với tài sản cố định, những quy định, hướng dẫn các nguyên tắc và phương pháp kế toán được chuẩn hóa trong các chuẩn mực kế toán. Cụ thể như chuẩn mực 4 về tài sản cố định vô hình, chuẩn mực kế toán 3 về tài sản cố định hữu hình, chuẩn mực 6 về thuê tài sản và các thông tư hướng dẫn. Để ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính, đó là các quy định về tiêu chuẩn là tài sản cố định, hữu hình, vô hình, thời điểm ghi nhận, cách xác định giá trị, khấu hao, thanh lý tài sản cố định và lập báo cáo kế toán tài sản cố định.

Tiêu chuẩn về kế toán tài sản cố định
Minh họa: Tiêu chuẩn về kế toán tài sản cố định

Các chuẩn mực về kế toán tài sản cố định

Tài sản cố định là một bộ phận chủ yếu trong tổng tài sản và đóng vai trò quan trọng trong việc thể hiện tình hình tài chính của doanh nghiệp, vì vậy việc xác định một tài sản có được ghi nhận là tài sản cố định hay là một khoản chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ có ảnh hưởng đáng kể đến báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy việc xác định tài sản có phải là tài sản cố định hay không và ghi nhận giá trị bao nhiêu là rất quan trọng và phải tuân theo các quy định ghi trong chuẩn mực kế toán về tài sản cố định và các thông tư hướng dẫn.

1. Tiêu chuẩn để ghi nhận là tài sản cố định

Trường hợp trong cùng hệ thống có nhiều tài sản riêng lẻ liên kết với nhau, trong đó mỗi bộ phận cấu thành có thời gian sử dụng khác nhau và nếu thiếu một danh mục nào đó mà cả hệ thống vẫn thực hiện được chức năng hoạt động chính của nó nhưng do yêu cầu quản lý, sử dụng kế toán tài sản cố định đòi hỏi phải quản lý riêng từng bộ phận tài sản thì mỗi bộ phận tài sản đó nếu cùng thoả mãn đồng thời ba tiêu chuẩn của tài sản cố định được coi là độc lập. Những khoản chi phí có thực mà doanh nghiệp đã chi ra thoả mãn đồng thời cả ba tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 điều này, mà không hình thành tài sản cố định hữu hình được coi là vô hình.

Tiêu chuẩn về kế toán tài sản cố định
Minh họa: Tiêu chuẩn về kế toán tài sản cố định

2. Cách xác định nguyên giá của tài sản cố định

Theo quy định tại các chuẩn mức kế toán về tài sản cố định thì tài sản phải được ghi nhận theo giá gốc. Giá trị của tài sản được tính theo số tiền hoặc khoản tương đương chi phí đã trả, phải trả hoặc tính theo giá trị hợp lý của tài sản đó vào thời điểm được ghi nhận.

Tài sản cố định hữu hình tự xây dựng hoặc tự sản xuất: Nguyên giá hữu hình tự xây dựng là giá trị quyết toán công trình khi đưa vào sử dụng. Trường hợp tài sản cố định đã đưa vào sử dụng nhưng chưa thực hiện quyết toán thì doanh nghiệp hạch toán nguyên giá theo giá tạm tính và hoàn chỉnh sau khi quyết toán công trình hoàn thành.

Kế toán tài sản cố định hữu hình được tài trợ, được biếu, được tặng, do phát hiện thừa, nguyên giá tài sản cố định hữu hình được tài trợ, được biếu, tặng hay do còn thừa là giá trị theo đánh giá thực tế của hội đồng giao nhận hoặc tổ chức định giá chuyên nghiệp.

Xem thêm: Quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp

 

 

Liên hệ tư vấn
miễn phí