Hotline hỗ trợ:

0981 60 60 26

Theo dõi đơn:

Đăng nhập app MISA

DỊCH VỤ THUẾ TRỌN GÓI – NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ THUẾ KHOÁN

 

Thuế khoán còn được hiểu là dịch vụ thuế trọn gói, trong đó việc xác định mức thuế phải nộp sẽ căn cứ vào doanh thu, lĩnh vực, ngành nghề của đối tượng kinh doanh.Cơ quan thuế thông qua việc đối tượng kinh doanh tự kê khai và tham vấn ý kiến của Hội đồng tư vấn thuế xã, phường khi xác định số thuế phải nộp. Mức thuế sau đó được công khai và thông báo đến từng đối tượng nộp thuế.


Văn bản pháp quy điều chỉnh về thuế khoán gồm có

Thông tư 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế….

Thông tư 92/2015/TT-BTC ngày 15/06/2015 hướng dẫn thực hiện thuế GTGT, thuế TNCN  đối với cá nhân cư trú có Hoạt động kinh doanh….

Thông tư 302/2016/TT-BTC hướng dẫn về lệ phí môn bài ban hành ngày 15/11/2016


Dưới đây là các điểm cần biết về thuế khoán


1.ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG THUẾ KHOÁN

Cá nhân kinh doanh, nhóm cá nhân kinh doanh hoặc khai thác tài nguyên nộp thuế theo phương pháp khoán (Hộ nộp thuế khoán) bao gồm:

a) Cá nhân kinh doanh, nhóm cá nhân kinh doanh không đăng ký kinh doanh hoặc thuộc đối tượng không phải đăng ký kinh doanh không đăng ký thuế và không thực hiện đăng ký thuế theo thời hạn đôn đốc đăng ký thuế của cơ quan thuế.

b) Cá nhân kinh doanh, nhóm cá nhân kinh doanh không thực hiện chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ.

c) Cá nhân kinh doanh, nhóm cá nhân kinh doanh không thực hiện đúng chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ dẫn đến không xác định được số thuế phải nộp phù hợp với thực tế kinh doanh.

d) Cá nhân kinh doanh, nhóm cá nhân kinh doanh khai thác tài nguyên thủ công, phân tán, lưu động, không thường xuyên.


2. CÁC LOẠI THUẾ KHOÁN VÀ MỨC NỘP

Hộ nộp thuế khoán được miễn lệ phí môn bài, thuế Giá trị gia tăng (GTGT), thuế Thu nhập cá nhân (TNCN) đối với trường hợp doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống.

Mức doanh thu từ 100 triệu đồng/nămtrở xuống để xác định cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình được miễn phí, thuế nêu trên là tổng doanh thu tính thuếthu nhập cá nhân theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân. Cụ thể:

– Doanh thu tính thuế giá trị gia tăng và doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân là doanh thu bao gồm thuế (trường hợp thuộc diện chịu thuế) của toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.

Trường hợp cá nhân nộp thuế khoán có sử dụng hóa đơn của cơ quan thuế thì doanh thu tính thuế được căn cứ theo doanh thu khoán và doanh thu trên hóa đơn.

– Trường hợp cá nhân kinh doanh không xác định được doanh thu tính thuế khoán hoặc xác định không phù hợp thực tế thì cơ quan thuế có thẩm quyền ấn định doanh thu tính thuế khoán theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

Trường hợp hộ nộp thuế khoán kinh doanh không trọn năm (không đủ 12 tháng trong năm dương lịch) bao gồm: cá nhân mới ra kinh doanh; cá nhân kinh doanh thường xuyên theo thời vụ; cá nhân ngừng/nghỉ kinh doanh thì mức doanh thu 100 triệu đồng/năm trở xuống là doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân của một năm (12 tháng); doanh thu tính thuế thực tế để xác định số thuế phải nộp trong năm là doanh thu tương ứng với số tháng thực tế kinh doanh. Trường hợp hộ nộp thuế khoán đã được cơ quan thuế thông báo số thuế khoán phải nộp, nếu kinh doanh không trọn năm thì cá nhân được giảm thuế khoán phải nộp tương ứng với số tháng ngừng/nghỉ kinh doanh trong năm.


Ví dụ 1: Ông A bắt đầu kinh doanh từ tháng 4 năm 2015, và dự kiến có doanh thu khoán của 09 tháng thực tế kinh doanh là 90 triệu đồng (trung bình 10 triệu/tháng) thì doanh thu tương ứng của một năm (12 tháng) là 120 triệu đồng (>100 triệu đồng). Như vậy, Ông A thuộc diện phải nộp thuế giá trị gia tăng, phải nộp thuế thu nhập cá nhân tương ứng với doanh thu thực tế phát sinh từ tháng 4 năm 2015 là 90 triệu đồng.
Ví dụ 2: Bà B đã được cơ quan thuế thông báo số thuế khoán phải nộp của cả năm 2015. Đến tháng 10 năm 2015 Bà B ngừng/nghỉ kinh doanh thì Bà B được giảm thuế khoán tương ứng với 03 tháng cuối năm 2015.


Ngoài trừ các trường hợp được miễn như nêu ở trên, các mức phí, thuế thuộc về nghĩa vụ của hộ nộp thuế khoán được xác định như sau:

Loại thuế khoán

Số thuế phải nộp

Văn bản pháp quy

Lệ phí môn bài


Mức lệ phí môn bài phải nộp căn cứ doanh thu của hộ nộp thuế khoán.

-Doanh thu trên 500 triệu đồng/năm:                  Mức nộp 1.000.000 đồng/năm

-Doanh thu trên 300 đến 500 triệu đồng/năm:    Mức nộp    500.000 đồng/năm

-Doanh thu trên 100 đến 300 triệu đồng/năm:    Mức nộp    300.000 đồng/năm
 

Trường hợp, nếu hộ nộp thuế khoán thành lập, được cấp đăng ký thuế và mã số thuế trong thời gian 6 tháng cuối năm thì nộp 50% mức lệ phí môn bài cả năm.

TT số 302/2016/TT-BTC

Thuế GTGT

Thuế TNCN

Thuế GTGT và thuế TNCN đối với hộ nộp thuế khoán được xác định như sau:

Số thuế GTGT phải nộp

=

Doanh thu tính thuế

x

Tỷ lệ thuế GTGT

Số thuế TNCN phải nộp

=

Doanh thu tính thuế

x

Tỷ lệ thuế TNCN


Trong đó tỷ lệ thuế GTGT, thuế TNCN áp dụng đối với từng lĩnh vực, ngành nghề (theo phụ lục đính kèm)

– Phân phối, cung cấp hàng hóa: tỷ lệ thuế GTGT là 1%; tỷ lệ thuế TNCN là 0,5%.

– Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: tỷ lệ thuế GTGT là 5%; tỷ lệ thuế TNCN là 2%.

– Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: tỷ lệ thuế GTGT là 3%; tỷ lệ thuế TNCN là 1,5%.

– Hoạt động kinh doanh khác: tỷ lệ thuế GTGT là 2%; tỷ lệ thuế TNCN là 1%

– Trường hợp hộ nộp thuế khoán không xác định được doanh thu của từng lĩnh vực ngành nghề kinh doanh hoặc xác định không phù hợp với thực tế kinh doanh, Cơ quan thuế có thẩm quyền ấn định doanh thu tính thuế khoán của từng lĩnh vưc, ngành nghề theo quy định của pháp luật.

TT số 92/2015/TT-BTC

Thuế khác

Ngoài ra, tùy theo lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh còn phát sinh thêm một số loại thuế khoán như thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường với hoạt động khai khoáng.

 


3. NGUYÊN TẮC KHAI THUẾ VÀ HỒ SƠ KHAI THUẾ


NGUYÊN TẮC KHAI THUẾ

Đối với lệ phí môn bài: Hộ nộp thuế khoán không phải khai lệ phí môn bài. Cơ quan thuế căn cứ cơ sở dữ liệu về tổng doanh thu của cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình để xác định mức thu lệ phí môn bài đối với từng địa điểm sản xuất, kinh doanh.

-Đối với thuế GTGT, TNCN:

a) Cá nhân nộp thuế khoán khai thuế khoán một năm một lần tại Chi cục Thuế nơi cá nhân có địa điểm kinh doanh và không phải quyết toán thuế.

b) Cá nhân nộp thuế khoán sử dụng hóa đơn của cơ quan thuế thì ngoài việc khai doanh thu khoán, cá nhân tự khai và nộp thuế đối với doanh thu trên hóa đơn theo quý.

c) Cá nhân kinh doanh theo hình thức hợp tác kinh doanh với tổ chức, tài sản tham gia hợp tác kinh doanh thuộc sở hữu của cá nhân, không xác định được doanh thu kinh doanh thì cá nhân ủy quyền cho tổ chức khai thuế và nộp thuế thay theo phương pháp khoán. Tổ chức có trách nhiệm khai thuế và nộp thuế thay cho cá nhân nộp thuế theo phương pháp khoán tại cơ quan thuế quản lý tổ chức

HỒ SƠ KHAI THUẾ

Từ ngày 20/11 đến ngày 05/12 của hằng năm, cơ quan thuế phát Tờ khai thuế năm sau cho tất cả các hộ nộp thuế khoán.

Hồ sơ khai thuế đối với hộ nộp thuế khoán cụ thể như sau:

– Khai thuế đối với doanh thu khoán theo Tờ khai mẫu số 01/CNKD ban hành kèm theo TT92/2015/TT-BTC.

– Trường hợp, hộ nộp thuế khoán sử dụng hóa đơn của cơ quan thuế thì khai doanh thu theo hóa đơn vào Báo cáo sử dụng hóa đơn theo mẫu số 01/BC-SDHĐ-CNKD ban hành kèm theo TT92/2015/TT-BTC và không phải lập, nộp Báo cáo sử dụng hóa đơn ban hành kèm theo Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính.

– Trường hợp hộ nộp thuế khoán kinh doanh theo hình thức hợp tác kinh doanh ủy quyền cho tổ chức khai thuế và nộp thuế thay thì tổ chức khai thuế thay theo Tờ khai mẫu số 01/CNKD kèm theo Phụ lục mẫu số 01-1/BK-CNKD ban hành kèm theo TT92/2015/TT-BTC và bản chụp hợp đồng hợp tác kinh doanh (nếu là lần khai thuế đầu tiên của hợp đồng)

THỜI HẠN NỘP HỒ SƠ KHAI THUẾ

-Chậm nhất là ngày 15/12 của năm trước năm tính thuế

Ví dụ: Khai thuế cho năm 2019 sẽ phải được nộp chậm nhất là ngày 15/12/2018

-Trường hợp hộ nộp thuế khoán mới ra kinh doanh hoặc thay đổi ngành nghề, quy mô kinh doanh trong năm thì thời hạn nộp hồ sơ khai thuế chậm nhất là ngày thứ mười (10) kể từ ngày bắt đầu kinh doanh hoặc thay đổi ngành nghề, quy mô kinh doanh.

-Trường hợp hộ nộp thuế khoán sử dụng hóa đơncủa cơ quan thuế thì thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với doanh thu trên hóa đơn chậm nhất là ngày thứ ba mươi (30) của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế.

THỜI HẠN NỘP THUẾ

-Lệ phí môn bài: Hạn nộp lệ phí môn bài chậm nhất là ngày 30/01 hàng năm. Trường hợp, hộ nộp thuế khoán mới ra kinh doanh thì hạn nộp lệ phí môn bài chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng tiếp theo tháng có phát sinh nghĩa vụ nộp hồ sơ khai thuế đã nêu ở phần trên.

-Thuế GTGT, TNCN: Căn cứ vào Thông báo nộp thuế do Cơ quan thuế gửi, hộ nộp thuế khoán nộp tiền thuế của Quý chậm nhất là ngày cuối cùng của Quý.

Trường hợp, có sử dụng hóa đơn của Cơ quan thuế, thì thời hạn nộp thuế đối với doanh thu trên hóa đơn là là thời hạn khai thuế đối với doanh thu trên hóa đơn như đã nêu ở phần trên.

Trên đây là những điểm lưu ý về thuế khoán. Nhất Nam hy vọng đem lại lợi ích cho bạn từ những thông tin trên! 

 

Liên hệ tư vấn
miễn phí

    Bài viết liên quan

    Thuế suất thuế TNDN năm 2014

    Năm 2014 có rất nhiều luật và chính sách thuế thay đổi nên các doanh nghiệp cần nắm rõ và thực…

    Ngành thuế đặt mục tiêu đến năm 2020 giảm 10% nhân sự và 50% đầu mối

    Theo TCT online đưa tin, ngày 17/7 đồng chí Ngô Đông Hải – Phó trưởng ban Kinh tế TW chính phủ,…

    THUẾ TNCN – THỦ TỤC HOÀN THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN

    Các trường hợp được hoàn thuế thu nhập cá nhân (Thuế TNCN) là những cá nhân đóng thuế TNCN cao hơn…