LUẬT KẾ TOÁN SỬA ĐỔI CÓ GÌ MỚI
Luật kế toán 2015 được ban hành ngày 20/11/2015. Luật kế toán mới nhất 2018 này quy định về nội dung…
Từ ngày 01/05/2018, Nghị định 41/2018/NĐ-CP về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán, kế toán độc lập sẽ chính thức có hiệu lực. Trong đó, có nhiều mức xử phạt khá nặng so với trước mà dân kế toán cần lưu ý. Kế Toán Nhất Nam xin điểm qua một số vi phạm hành chính sau:
Nghị định 41/2018/NĐ-CP nêu rõ, phạt tiền từ 03 – 05 triệu đồng đối với những hành vi vi phạm sau: Sửa chữa, tẩy xóa, chứng từ kế toán; Ký chứng từ kế toán bằng mực màu đỏ, mực phai màu; Ký chứng từ kế toán bằng đóng dấu chữ ký khắc sẵn; Chứng từ chi tiền không ký theo từng liên…
Theo Nghị định, những hành vi giả mạo báo cáo tài chính sẽ phải chịu mức phạt từ 40 – 50 triệu đồng. Ngoài ra, những hành vi cố ý như : Thỏa thuận, ép buộc người khác cung cấp số liệu kế toán sai sự thật cũng sẽ chịu mức phạt tương tự.
Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán.
Nghị định 41/2018/NĐ-CP cũng nêu rõ chế tài hết sức nghiêm khắc đối với hành vi vi phạm quy định về kinh doanh dịch vụ kế toán.
Sẽ áp dụng mức phạt từ 40 – 50 triệu đồng đối với các hành vi:
– Cung cấp dịch vụ kế toán khi chưa được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán;
– Tiếp tục kinh doanh dịch vụ kế toán khi đã buộc phải tạm ngừng kinh doanh dịch vụ kế toán như:
Những hành vi này còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung cao hơn là tước quyền sử dụng “Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán” trong thời gian từ 03 tháng đến 06 tháng kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực thi hành
Nghị định cũng nêu rõ, những hành vi vi phạm quy định về kiểm tra hoạt động dịch vụ kế toán cũng được Chính phủ đưa ra những chế tài mang tính răn đe cao. Cụ thể, sẽ áp dụng mức phạt tiền từ 20 – 30 triệu đồng đối với những hành vi sau:
– Không cung cấp tài liệu, thông tin theo yêu cầu của cơ quan thuế, tổ chức có thẩm quyền trong quá trình kiểm tra hoạt động dịch vụ kế toán;
– Không giải trình, hợp tác với cơ quan thuế, tổ chức có thẩm quyền trong quá trình kiểm tra hoạt động dịch vụ kế toán.
Những hành vi này còn phải chịu thêm hình thức xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng “Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán” trong thời gian từ 01 tháng đến 03 tháng kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực thi hành.
Nhằm đảm bảo trình độ chuyên môn, nghiệp vụ kế toán, thông tư quy định rõ như sau:.
Hành vi sửa chữa, giả mạo, khai man về bằng cấp, chứng chỉ và các tài liệu khác trong hồ sơ để đủ điều kiện dự thi lấy Chứng chỉ kế toán viên sẽ bị phạt từ 20 – 30 triệu đồng kèm theo các biện pháp cứng rắn như tịch thu tang vật.