Hotline hỗ trợ:

0981 60 60 26

Theo dõi đơn:

Đăng nhập app MISA

LUẬT THUẾ – NGHỊ ĐỊNH 129 VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ THUẾ

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH THUẾ

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Luật quản lý thuế ngày 29 tháng 11 năm 2006;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế ngày 20 tháng 11 năm 2012;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính;

Chính phủ ban hành Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế,

Chương 1

XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ THUẾ

MỤC 1. QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế

1. Phạm vi điều chỉnh

Chương này quy định về hành vi vi phạm hành chính về thuế, hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền xử phạt và thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế.

Luật quy định, vi phạm hành chính về thuế là bao gồm vi phạm quy định của Luật quản lý thuế, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế (gọi tắt là Luật quản lý thuế) đối với: Các loại thuế; tiền thuê, sử dụng đất, thuê mặt nước và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước được quản lý thu bởi cơ quan thuế theo quy định của pháp luật.

Nghị định này không áp dụng đối với vi phạm hành chính về phí, lệ phí và hóa đơn về thuế đối với các mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu.

Trường hợp Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định xử phạt vi phạm hành chính về thuế khác với Nghị định này thì thực hiện theo quy định của Điều ước quốc tế đó.

2. Những đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế

a) Người nộp thuế có hành vi vi phạm hành chính về thuế;

b) Tổ chức tín dụng theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng (được gọi chung là tổ chức tín dụng) có hành vi vi phạm hành chính về thuế;

c) Tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến vi phạm hành chính về thuế.

Điều 2. Thời điểm, thời hạn xử phạt vi phạm hành chính về thuế

1. Đối với các hành vi vi phạm thủ tục thuế, thời điểm xử phạt là 02 năm, kể từ ngày hành vi vi phạm được thực hiện đến ngày ra quyết định xử phạt. Ngày thực hiện hành vi vi phạm hành chính về thuế là ngày kế tiếp ngày kết thúc thời hạn phải thực hiện thủ tục về thuế theo quy định của Luật quản lý thuế. Đối với trường hợp làm thủ tục về thuế bằng điện tử thì ngày thực hiện hành vi vi phạm hành chính về thuế là ngày kế tiếp ngày kết thúc thời hạn làm thủ tục theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.

2. Đối với hành vi gian lận, trốn thuế, chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn thì thời điểm xử phạt là 5 năm, kể từ ngày thực hiện hành vi vi phạm về thuế đến ngày ra quyết định xử phạt.

Thời điểm xác định hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn; hành vi trốn thuế, gian lận thuế là ngày tiếp theo ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế mà người nộp thuế thực hiện khai thiếu thuế, hành vi trốn thuế, gian lận thuế hoặc ngày tiếp theo ngày cơ quan có thẩm quyền ra quyết định hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế.

3. Đối với cá nhân đã bị truy tố, khởi tố hoặc đã có quyết định đưa ra xét xử theo luật tố tụng hình sự. Sau đó có quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án nhưng hành vi vi phạm có dấu hiệu vi phạm hành chính về thuế thì trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày ra quyết định đình chỉ điều tra, vụ án, cơ quan đã ra quyết định đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án phải gửi quyết định và hồ sơ vụ việc cho cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về thuế. Trong trường hợp này, thời gian xử phạt vi phạm được áp dụng theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này. Thời gian cơ quan tiến hành tố tụng thụ lý, xem xét được tính vào thời điểm xử phạt vi phạm hành chính.

4. Thời hạn truy thu thuế
Quá thời điểm xử phạt vi phạm hành chính về thuế thì người nộp thuế không bị xử phạt nhưng vẫn phải nộp đủ số tiền thuế thiếu, số tiền thuế trốn, số tiền thuế gian lận, tiền chậm nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước trong thời hạn mười năm trở về trước, kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm. Trường hợp người nộp thuế không đăng ký thuế sẽ phải nộp đủ số tiền thuế thiếu, số tiền trốn,chậm, gian lận thuế cho toàn bộ thời gian trở về trước, kể từ ngày bị phát hiện hành vi vi phạm.

 

Điều 3. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính về thuế

1. Phạt cảnh cáo

Phạt cảnh cáo được áp dụng đối với hành vi vi phạm thủ tục thuế không nghiêm trọng, có tình tiết giảm nhẹ theo quy định áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo.

2. Phạt tiền

a) Đối với hành vi vi phạm thủ tục thuế:

Phạt tiền tối đa không quá 200 triệu đồng đối với người nộp thuế là tổ chức có hành vi vi phạm thủ tục thuế. Mức phạt tiền tối đa đối với người nộp thuế là cá nhân có hành vi vi phạm thủ tục thuế bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính.

Mức phạt tiền quy định tại các Điều 5, 6, 7, 8 và Điều 9 Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với người nộp thuế là tổ chức, đối với cá nhân bằng 1/2 mức phạt áp dụng đối với tổ chức. Đối với người nộp thuế là hộ gia đình áp dụng mức phạt tiền như đối với cá nhân.

Khi phạt tiền, mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm thủ tục thuế là mức trung bình của khung phạt tiền được quy định đối với hành vi đó; Đối với hành vi vi phạm thủ tục thuế thì mỗi tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ được tính tăng hoặc giảm 20% mức phạt trung bình của khung phạt tiền.

Khi xác định mức phạt tiền đối với người nộp thuế vi phạm vừa có tình tiết tăng nặng, vừa có tình tiết giảm nhẹ sẽ được xem xét giảm trừ tình tiết tăng nặng theo nguyên tắc một tình tiết giảm nhẹ được giảm trừ một tình tiết tăng nặng. Sau khi giảm trừ theo nguyên tắc trên, nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống, nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung phạt tiền, nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tối đa của khung phạt tiền.

b) Đối với hành vi cố tình khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn: Phạt 20% số tiền thuế thiếu, số tiền thuế được hoàn đối với hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, áp dụng đối với người nộp thuế là tổ chức và cá nhân.

c) Đối với hành vi trốn thuế, gian lận thuế: Phạt từ 1 đến 3 lần số tiền thuế trốn, gian lận. Mức phạt tiền quy định tại Điều 11 Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với người nộp thuế là tổ chức, mức phạt tiền đối với cá nhân bằng 1/2 mức phạt áp dụng đối với tổ chức.

d) Phạt tiền tương ứng với số tiền không trích vào tài khoản của ngân sách nhà nước đối với hành vi vi phạm theo quy định tại Điều 12 Nghị định này.

Điều 4. Các trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính về thuế

1. Các trường hợp có trong quy định tại Điều 11 Luật xử lý vi phạm hành chính.
2. Trường hợp khai sai, người nộp thuế đã khai bổ sung và đã nộp đủ số tiền thuế phải nộp trước thời điểm có quyết định kiểm tra thuế  của cơ quan thuế

Liên hệ tư vấn
miễn phí

    Bài viết liên quan

    Thuế suất thuế TNDN năm 2014

    Năm 2014 có rất nhiều luật và chính sách thuế thay đổi nên các doanh nghiệp cần nắm rõ và thực…

    Ngành thuế đặt mục tiêu đến năm 2020 giảm 10% nhân sự và 50% đầu mối

    Theo TCT online đưa tin, ngày 17/7 đồng chí Ngô Đông Hải – Phó trưởng ban Kinh tế TW chính phủ,…

    THUẾ TNCN – THỦ TỤC HOÀN THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN

    Các trường hợp được hoàn thuế thu nhập cá nhân (Thuế TNCN) là những cá nhân đóng thuế TNCN cao hơn…