Hotline hỗ trợ:

0981 60 60 26

Theo dõi đơn:

Đăng nhập app MISA

THUẾ LÀ GÌ, VAI TRÒ, ĐẶC ĐIỂM, PHÂN LOẠI THUẾ

1. Thuế là gì?

  Thuế là hình thức đóng góp theo nghĩa vụ do Luật quy định các tổ chức và cá nhân trong xã hội nộp cho Nhà nước bằng một phần thu nhập của mình, nhằm tập trung một bộ phận quyền lực, của cải xã hội vào Ngân sách Nhà nước, để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước thích ứng với từng giai đoạn phát triển của đời sống kinh tế xã hội

2. Thuế có những đặc điểm gì?

Thuế là một khoản thu không bồi hoàn, nộp thuế là nghĩa vụ cơ bản nhất của công dân.

Thuế là một khoản thu mang tính bắt buộc, để đảm bảo tập trung thuế trên toàn xã hội , chính phủ phải sử dụng hệ thống pháp luật để ban hành các sắc thuế, vì vậy, thuế thường được quy định dưới dạng văn bản luật hay pháp lệnh. Cho nên, trốn thuế hay gian lận thuế đều bị coi là hành vi phạm pháp.

Các pháp nhân, cá nhân chỉ nộp cho Nhà nước các khoản thuế đã được pháp luật quy định.

3. Bản chất của thuế

  Bản chất của thuế thể hiện trước hết là một phần thu nhập của xã hội được tập trung để phục vụ nhu cầu chi tiêu của Nhà nước.

  – Về bản chất giai cấp của thuế: Thuế ra đời là do sự ra đời của Nhà nước, Nhà nước đại diện cho quyền lợi của giai cấp thống trị xã hội, do đó bản chất của Nhà nước quyết định bản chất của thuế.

  – Tính xã hội của thuế: Thuế thể hiện tính xã hội rộng rãi vì thuế có liên quan đến mọi tổ chức, cá nhân trong xã hội. Thuế gắn liền với Nhà nước, là công cụ có hiệu lực được Nhà nước sử dụng để thực hiện chức năng của mình trong việc quản lý đối với toàn xã hội.

Thuế là gì, vai trò, đặc điểm, phân loại thuế

Thuế là gì, vai trò, đặc điểm, phân loại thuế

4. Vai trò, ý nghĩa của thuế đối với nền kinh tế thị trường

  Là công cụ chủ yếu huy động nguồn lực vật chất cho nhà nước

  Là công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô phù hợp với nền kinh tế từng thời kỳ

  Là công cụ điều hòa thu nhập, thực hiện công bằng xã hội trong phân phối.

  Là công cụ kiểm tra, kiểm soát các hoạt động kinh doanh.
  Tham khảo thêm vai trò của thuế trong nền kinh tế thị trường

5. Phân loại thuế

5.1 Thuế xuất nhập khẩu

    Thuế xuất khẩu, nhập khẩu là loại thuế gián thu, thu vào các mặt hàng được phép xuất, nhập khẩu qua biên giới Việt Nam.

         Đối tượng chịu thuế

Tất cả các hàng hoá được phép xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam trong các trường hợp sau đây đều là đối tượng chịu thuế xuất khẩu hoặc thuế nhập khẩu:

• Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu của các tổ chức kinh tế Việt Nam thuộc các thành phần kinh tế được phép trao đổi, mua, bán, vay nợ với nước ngoài.

• Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu của các tổ chức kinh tế nước ngoài, của các hình thức đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

• Hàng hoá được phép xuất khẩu vào khu chế xuất tại Việt Nam và hàng hoá của các doanh nghiệp trong khu chế xuất được phép nhập khẩu vào thị trường Việt Nam.

• Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu để làm hàng mẫu, quảng cáo, dự hội chợ triễn lãm.

• Hàng hoá viện trợ hoàn lại và không hoàn lại.

• Hàng hoá vượt tiêu chuẩn hành lý được miễn thuế mang theo người của cá nhân người Việt Nam và người nước ngoài khi xuất nhập cảnh qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam.

• Hàng hoá là quà biếu, quà tặng vượt qúa tiêu chuẩn miễn thuế của các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mang hoặc gửi về cho các tổ chức, cá nhân ở Việt Nam và ngược lại.

• Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu vượt quá tiêu chuẩn miễn thuế của công dân Việt Nam được nhà nước cử đi công tác, lao động và học tập ở nước ngoài, của các tổ chức quốc tế, cơ quan ngoại giao nước ngoài tại Việt Nam và của các cá nhân người nước ngoài làm việc tại các tổ chức nói trên hoặc tại các hình thức đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

• Hàng hoá là tài sản di chuyển vượt quá tiêu chuẩn miễn thuế của các tổ chức, cá nhân nước ngoài xuất khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam do hết thời hạn cư trú và làm việc tại Việt Nam và cuả cá nhân người Việt Nam được Chính phủ Việt Nam cho phép xuất cảnh để định cư ở nước ngoài.


         Đối tượng không chịu thuế.

Hàng hoá trong các trường hợp sau đây là đối tượng không chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu:

• Hàng hoá vận chuyển quá cảnh hoặc chuyển khẩu qua cửa khẩu Việt Nam theo quy định của pháp luật.

• Hàng hoá viện trợ nhân đạo, hàng hoá viện trợ không hoàn lại của các Chính phủ, các tổ chức thuộc Liên hợp quốc, các tổ chức liên Chính phủ, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi Chính phủ nước ngoài (NGO), các tổ chức kinh tế hoặc cá nhân người nước ngoài cho Việt Nam và ngược lại, nhằm phát triển kinh tế – xã hội, hoặc các mục đích nhân đạo khác được thực hiện thông qua các văn kiện chính thức giữa hai Bên, được cấp có thẩm quyền phê duyệt; các khoản trợ giúp nhân đạo, cứu trợ khẩn cấp nhằm khắc phục hậu quả chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh.

• Hàng hoá từ khu phi thuế quan xuất khẩu ra nước ngoài; hàng hoá nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan; hàng hoá đưa từ khu phi thuế quan này sang khu phi thuế quan khác.

• Hàng hoá là phần dầu khí thuộc thuế tài nguyên của Nhà nước khi xuất khẩu. 

Ðối với các hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu trái phép; hàng hoá cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu thì không thuộc phạm vi áp dụng luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu mà tuỳ vào mức độ vi phạm của từng trường hợp cụ thể sẽ bị xử lý bằng các biện pháp cưỡng chế hành chính , tư pháp theo quy định cuả pháp luật.
 


5.2 Thuế giá trị gia tăng

   Thuế  GTGT là thuế tính trên khoản giá trị tăng thêm của giá trị hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.

                    Giá trị gia tăng =  Giá đầu ra – Giá đầu vào

  Các sản phẩm hàng hoá, dù qua nhiều khâu hay ít khâu từ sản xuất đến tiêu dùng đều chịu thuế như nhau và thuế GTGT không phải do người tiêu dùng nộp mà do người bán sản phẩm (hàng hoá hoặc dịch vụ) nộp thay vào kho bạc do trong giá bán hàng hoá (hoặc dịch vụ) có cả thuế GTGT. Do vậy, thuế GTGT là một loại thuế gián thu nhằm động viên sự đóng góp của người tiêu dùng thay cho thuế doanh thu trước đây. Thuế GTGT đã khắc phục được những nhược điểm của thuế doanh thu về mức thuế suất, diện đánh thuế …

5.3 Thuế thu nhập doanh nghiệp

 Thuế TNDN là loại thuế trực thu đánh vào thu nhập có được của các tổ chức, cá nhân trong một thời kỳ sản xuất kinh doanh nhất định (gồm lợi nhuận và các thu nhập khác sau khi đã trừ đi các chi phí hợp lý, hợp lệ).

  Thuế TNDN thay cho thuế lợi tức trước đây áp dụng, góp phần tăng nguồn thu ổn định cho ngân sách Nhà nước và thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, góp phần khuyến khích đầu tư trong nước và ngoài nước vào Việt Nam, khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu hàng hoá.

5.4 Thuế thu nhập cá nhân
   Thuế thu nhập cá nhân (Thuế TNCN) là: khoản tiền mà người có thu nhập phải trích nộp một phần tiền lương hoặc từ các nguồn thu nhập khác vào ngân sách nhà nước.
   Nội dung cách tính thuế TNCN được trình bày chi tiết tại đậy

Liên hệ tư vấn
miễn phí

    Bài viết liên quan

    Thuế suất thuế TNDN năm 2014

    Năm 2014 có rất nhiều luật và chính sách thuế thay đổi nên các doanh nghiệp cần nắm rõ và thực…

    Ngành thuế đặt mục tiêu đến năm 2020 giảm 10% nhân sự và 50% đầu mối

    Theo TCT online đưa tin, ngày 17/7 đồng chí Ngô Đông Hải – Phó trưởng ban Kinh tế TW chính phủ,…

    THUẾ TNCN – THỦ TỤC HOÀN THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN

    Các trường hợp được hoàn thuế thu nhập cá nhân (Thuế TNCN) là những cá nhân đóng thuế TNCN cao hơn…