Chính Sách Thuế Quan Của Việt Nam Hiện Nay

Trong những năm gần đây, để hỗ trợ sản xuất kinh doanh lớn hơn làm thu ngân sách nhà nước trở nên căng thẳng thì áp lực chi công tăng lên trong khi áp lực giảm thuế. Tới năm 2020, chiến lược cải cách hệ thống thuế Việt Nam đặt ra mục tiêu cụ thể cần đạt được. Bài viết đưa ra các gợi ý đóng góp cho hoạt động chính sách thuế quan của Việt Nam hiện nay trên cơ sở phân tích những thách thức của hệ thống thuế Việt Nam.

Chính sách thuế quan của việt nam hiện nay
Minh họa: Chính sách thuế quan của việt nam hiện nay

Các chính sách thuế quan của Việt Nam hiện nay

1. Đẩy mạnh cải cách thuế

Cả hai giai đoạn cải cách này đều thực hiện chủ yếu từ bên trong, yếu tố bên ngoài tác động hạn chế. Bước đầu tạo sự phù hợp của hệ thống thuế Việt Nam với thông lệ quốc tế, đảm bảo được tính tương thích với các nền kinh tế thị trường trong khu vực, hướng tới giai đoạn hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới.

Cho nên, nội dung cụ thể của cải cách thuế bước 3 hướng đến việc sửa đổi các sắc thuế hiện hành như thuế giá trị gia tăng, thuế xuất nhập khẩu, thuế tài nguyên và ban hành những loại thuế mới như thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp, theo xu hướng tăng dần tỷ trọng thuế trực thu, tương ứng giảm dần tỷ trọng thuế gián thu, phù hợp với giai đoạn hội nhập và thực hiện các cam kết quốc tế. Trong giai đoạn cải cách bước 3, chính sách thuế quan của Việt Nam hiện nay đã hội nhập sâu rộng với thế giới. Việc thực hiện các cam kết quốc tế đa phương và song phương dẫn đến sự cắt giảm đáng kể nguồn thu từ thuế nhập khẩu; thu nhập từ dầu thô cũng giảm sút.

2. Tỷ lệ động viên thuế từ GDP đạt mức cao

Mức thu ngân sách quá thấp lại ảnh hưởng tới mức chi ngân sách, cũng làm giảm mức đầu tư công, kéo theo đầu tư khu vực tư nhân cũng giảm. Mức thu ngân sách quá cao sẽ làm giảm tiết kiệm, đầu tư và làm nản lòng các doanh nghiệp.

Mặc dù có nhiều yếu tố dẫn tới sự xuất hiện của các hoạt động kinh tế không đăng ký vào hệ thống GDP chính thống nhưng thuế bao giờ cũng được xem là nguyên nhân hàng đầu. Một trong những chỉ số có thể gợi ý về ảnh hưởng hay gánh nặng của thuế tới nền kinh tế là tỷ trọng kinh tế ngầm trong tổng GDP của một quốc gia.

Chính sách thuế quan của việt nam
Minh họa: Chính sách thuế quan của việt nam hiện nay




Như vậy, Việt Nam không nhất thiết phải tìm cách giảm tỷ lệ động viên thuế từ GDP nhưng cũng khó có thể tăng thêm nữa tỷ lệ này. Ở Việt Nam, căn cứ vào tính ổn định của tỷ lệ động viên thuế so với tăng trưởng GDP trong khoảng 1 thập kỷ gần đây, căn cứ vào mức ảnh hưởng của thuế với nền kinh tế, căn cứ vào mục tiêu chi tiêu ngân sách cũng như so sánh tỷ lệ động viên với các nước tương đồng. Điều này sẽ tạo thêm áp lực cho chính phủ khi các thực hiện mục tiêu tăng trưởng, phát triển kinh tế xã hội quốc gia.
Xem thêm: Luật Thuế Xuất Nhập Khẩu Mới Nhất

3. Xu hướng giảm thuế trực thu, tăng sức ép lên thuế gián thu

Năm 2012, thuế trực thu chiếm 52% tổng thu thuế. Phần còn lại 48% là thuế gián thu. Trong chính sách thuế quan của Việt Nam hiện nay, tỷ trọng giữa thuế trực thu và thuế gián thu về cơ bản cân bằng. Thuế gián thu chủ yếu là các loại thuế trên hàng hóa và dịch vụ. Thuế trực thu gồm các loại thuế trên thu nhập và thuế tài sản.